Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ thể hiện chức năng sinh sản, mà còn biểu hiện cho sức khỏe, vẻ đẹp của chị em phụ nữ. Chỉ cần một hiện tượng kinh nguyệt bất thường nhỏ, ví dụ như đột nhiên bị chậm kinh hay số ngày hành kinh ngắn so với các tháng trước đó thì nguyên nhân có thể là stress, ăn ngủ thất thường, nhưng đó cũng có thể đó là một biểu hiện của việc suy giảm chức năng buồng trứng.

Không chỉ vậy, chậm kinh có thể khiến tâm trạng chị em bực bội, người nóng, mặt, lưng nổi mụn nhiều hơn bình thường… Cho nên, cần có hiểu biết về các vấn đề kinh nguyệt thường gặp để trang bị kiến thức cho mình, một khi có tình huống xảy ra.

Tắc kinh nguyệt là gì?

Bị tắc kinh nguyệt phải làm sao

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng nữ giới có vòng kinh thất thường, không theo chu kỳ nhất định nào. Vòng kinh chuẩn nhất là từ 28 đến 30 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Tuy nhiên, ít ai có vòng kinh đều mà thường biểu hiện thành các dạng như sớm kinh (kinh nguyệt đến sớm), chậm kinh (kinh nguyệt đến muộn).

Tuy nhiên, nếu khoảng cách sớm kinh hoặc chậm kinh dưới 7 ngày thì chị em không cần quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường. Một số nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt có thể do sinh hoạt thất thường ảnh hưởng đến và chỉ cần ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, bớt căng thẳng để kinh nguyệt đều trở lại. Còn với những người thường xuyên bị kinh nguyệt đến sớm hay muộn quá 7 ngày thì nên đi kiểm tra hay uống thuốc để kịp thời điều chỉnh lại.

Có nhiều nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt nhưng chủ yếu là do huyết hư, khí hư (bị thiếu), huyết trệ, khí trệ (thiếu) hoặc đôi khi do đàm ẩm. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây ra mà có cách điều trị rối loạn kinh nguyệt theo đông y hoặc tây y cho phù hợp.

Kinh nguyệt đến sớm: Phần nhiều do nhiệt (có thể là thực nhiệt hoặc hư nhiệt), cũng có thể do thanh nhiệt, lương huyết.

Dùng bài thuốc: sinh địa 12 g, xuyên không 8 g, địa cốt bì 8g, huyền sâm 8 g, cỏ nhọ nồi 8g, ngưu tất 8g, đan sâm 8g, ích mẫu 16g. Mỗi ngày 1 thang, uống 5 thang sẽ đỡ.

Kinh nguyệt đến sau kỳ: Đa số nguyên nhân kinh nguyệt không đều này do hư hàn hoặc huyết ứ hoặc đàm trệ.

+ Nếu do hư hàn thì lượng kinh ít, màu nhạt, chân tay lạnh, bị đau liên miên. Dùng phương pháp chữa ôn kinh trừ hàn. Bài thuốc: thục địa 12g, xuyên khung 10g, hà thủ ô 10g, đẳng sâm 12g, gừng tươi 8g, ngải cứu 12g, xương bồ 8g. Ngày một thang.

+ Nếu do huyết ứ, huyết hư thì biểu hiện ít kinh, màu đen, vón cục. Bài thuốc hoạt huyết khứ ứ điều kinh: sinh địa 12g, xuyên không 8g, kê huyết đằng 16g, ích mẫu 16g, đào nhân 8g, uất kim 8g. Ngày 1 thang sắc uống.

+ Huyết hư: Lượng kinh nguyệt ít, loãng, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, da khô, phải dùng bài thuốc bổ huyết điều kinh. Bài thuốc: thục địa 12g, xuyên không 8g, kê tử 12g, tía tô 8g, long nhãn 12g, trần bì 6g, ích mẫu 12g, đan sâm 8g. Ngày một thang.

Bình luận về bài viết này